Chữa sổ mũi cho bé đúng cách

Sổ mũi, viêm mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi nhất là trong giai đoạn chuyển mùa hay điều khiện khí hậu thay đổi thất thường. Làm cách nào để chữa cho trẻ đúng cách và nhanh chóng khỏi bệnh là điều các bậc phụ huynh rất quan tâm. 

Chữa sổ mũi cho bé đúng cách 1
Chữa sổ mũi đúng cách và nhanh khỏi là điều mà phụ huynh quan tâm

Cách chữa sổ mũi cho bé

Cơ thế trẻ cần được giữ ấm đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm như cổ họng, ngực, tay chân.Tránh để trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh hô hấp và cả nơi đông người vì sổ mũi đa phần do virus gây ra nên sẽ dễ lây nhiễm cho người khác.

Vệ sinh mũi hàng ngày đúng cách cho trẻ. Tuyệt đối không tự tiện nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé vì rất dễ gây bỏng rát phù nề viêm mạc mũi cho trẻ.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé. Viêm mũi sổ mũi khiến cơ thể bé mệt mỏi nhiều khi còn kèm theo chán ăn vì vậy phụ huynh cần chú ý đến khẩu phần ăn cho trẻ. Đảm bảo bữa ăn của bé đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo.

Uống đủ nước. Cơ thể của bé khi bị bệnh tiêu hao nước nhiều hơn bình thường vì vậy cần cho trẻ uống nhiều nước hơn. Ngoài ra nên cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố hoa quả vừa cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng vitamin vừa bù lại phần nước thiếu cho cơ thể.

Vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho trẻ cần được lưu tâm hơn. Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm bệnh tính sẽ chuyển biến nặng hơn đặc biệt là khói thuốc và bụi. Cần tạo thói quen cho trẻ vệ sinh cá nhân của bản thân như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chơi xong đồ chơi cần được cất gọn gàng. Ngoài ra khi trẻ bị bệnh  thì việc tắm cho trẻ hết sức quan trọng. Không nên kiêng kị không tắm vì các vi khuẩn virus sẽ dễ phát triển và tấn công. Nên cho trẻ bằng nước ấm pha thêm vài hạt muối.

Giấc ngủ cũng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian khỏi bệnh của trẻ vì vậy trẻ bị sổ mũi thường rất khó thở nên gối đầu cao cho trẻ ngủ để trẻ dễ thở hơn, giấc ngủ cũng ngon hơn.

Làm ẩm không khí. Nếu có điều kiện, các bậc phụ huynh nên trang bị cho gia đình một máy làm ẩm không khí, nhớ lưu ý làm sạch máy và thay nước thường xuyên vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh.

Xử lý mũi đúng cách

  • Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.
  • Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.
  • Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đờm nhớt trong hốc mũi.
  • Làm sạch hốc mũi: nếu trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì dùng bóng hút hút đàm nhớt trong hốc mũi. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.
  • Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
  • Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện việc hút mũi nhiều lần trong ngày khi tình trạng bé tiết nước mũi nhiều. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi đặc biệt là sử dụng các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa qua ý kiến bác sĩ.

Bé bị sổ mũi tuyệt đối mẹ không được dùng miệng hút mũi cho trẻ vì trong miệng người lớn có chứa rất nhiều vi khuẩn virus khi lấy miệng hút mũi cho bé vô tính đã truyền các mầm bệnh cho trẻ làm bệnh tình bé càng nặng thêm.

Theo eupharma.vn

Ý kiến của bạn