Đánh bay tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến ở nước ta. Nhiệt miệng gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống hằng ngày, đặc biệt là vấn đề ăn uống và giao tiếp hằng ngày. Vậy làm thế nào để đánh bay được nhiệt miệng đây?

Đánh bay tình trạng nhiệt miệng 1
Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng lớn cho người bệnh

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay còn gọi là viêm loét miệng là tình trạng lở loét trong miệng. Nhiệt miệng là một tình trạng khá phổ biến và có đến 10% dân số thường xuyên mắc phải tình trạng nhiệt miệng. Bệnh có tính chất chu kì thường xuyên lặp lại thường bắt đầu bằng việc xuất hiện một hoặc vài ba đốm trắng nhỏ hơi đau, hơi nổi gồ lên trong niêm mạc miệng. Đốm trắng này to dần rồi vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét lớn dần, nông,  thường không quá lớp biểu mô, bờ nham nhở, ăn mặn rất xót, nói đau cản trở giao tiếp. Nếu không có biến chứng nặng vết loét tự lành dần sau 7- 10 ngày.

Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng chưa được biết rõ, nhưng sự thiếu hụt vitamin B12 ,sắt , axit folic, thể chất chấn thương, đột ngột giảm cân, dị ứng thức ăn, phản ứng của hệ miễn dịch có thể góp phần vào sự phát triển của chúng. Còn theo Đông y, nhiệt miệng là do tình trạng nóng trong người, do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị.

Đánh bay nhiệt miệng từ mẹo chữa dân gian

Chữa nhiệt miệng với cùi dừa:

chữa nhiệt miệng
Nước ép cùi dừa có tác dụng rất tốt trong làm đẹp và chứa nhiệt miệng

Ngoài tác dụng là đẹp của dầu dừa thì cùi dừa có tác dụng rất tốt trong điều trị nhiệt miệng. Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Đến khi hết nhiệt miệng thì thôi.

Đánh bay nhiệt miệng với hạt rau mùi

Đánh bay nhiệt miệng với hạt rau mùi 1
Hạt rau mùi hay húng chó đều là thảo dược trị nhiệt miệng

Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần hoặc có thể  dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

Cà chua chữa nhiệt miệng hiệu quả

Cà chua chữa nhiệt miệng hiệu quả 1
Sử dụng cà chua tươi để tình trạng nhiệt miệng khỏi nhanh

Ăn cà chua sống hoặc bạn cũng có thể uống nước ép cà chua mỗi ngày vừa đẹp da lại nhanh chóng chữa được nhiệt miệng. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

Nước khế mẹo của dân gian

Nước khế mẹo của dân gian 1
Khế chua có tác dụng giải nhiệt miệng

Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Nhọ nhồi, rau ngót và nhiệt miệng

Nhọ nhồi, rau ngót và nhiệt miệng 1
Nhọ nhồi có nhiều tác dụng trong Đông y

Nhọ nhồi là một cây thuốc trong Đông y với nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau như chữa ho, cầm máu, trị nhiệt miệng… Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần hoặc dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.

Cách phòng nhiệt miệng

Để phòng tránh tránh tình trạng nhiệt miệng cần:

  •  Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả.
  • Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…
  • Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng
  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Ngoài ra để phòng tránh và điều trị nhiệt miệng thì cần có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo eupharma.vn

Ý kiến của bạn