Dấu hiệu còi xương ở trẻ

Trẻ còi xương và một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến  tình trạng còi xương ở trẻ là do sự thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và photpho.

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo can xi – phốt pho, những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ. Chính vì vậy bệnh còi xương có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về can xi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường.

Dấu hiệu nhận biết còi xương ở trẻ

Hình ảnh 8

Nhận biết trẻ còi xương từ rối loạn tiêu hóa

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, hay giật mình.
  • Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.

Dấu hiệu ở xương

  • Trẻ nhỏ: Trẻ còi xương đầu tiên, xương sọ sẽ bị ảnh hưởng, nhất là vào 3 tháng đầu sau sinh: thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán. Xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên do tư thế nằm.
  • Trẻ lớn hơn: Đầu to có bướu, ngực dô phía trước như ngực gà. Xương sườn gồ lên ở phần nối sụn và xương được gọi là chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện còng cổ tay, cổ chân
  • Trẻ lớn hơn hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm.
  • Trẻ còi xương dẫn đến thiếu canxi và phospho làm quá trình mọc răng của trẻ chậm.

Trẻ còi xương dấu hiệu từ rụng tóc

Hình ảnh 9

  • Trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng trẻ bị còi xương là rất cao.
  • Những mảng hói lớn dần xuất hiện trên da đầu của trẻ.

Trẻ mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi

  • Trẻ hay quấy khóc, giật mình khi ngủ.
  • Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ.
  • Trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon, hay giật giật, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy.
  • Hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, không mún chạy nhảy chơi.
  • Trong trường hợp còi xương cấp tính trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

Biểu hiện từ các cơ

hình ảnh 10

  • Các cơ nhẽo làm trẻ chậm biết lẫy, bò, đứng, đi. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại di chứng ở hệ xương như: Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng ( chữ O) hoặc chữ bát (chữ X), khung xương chật hẹp. Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với bé gái.
  • Trẻ bị gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chập phát triển chiều cao.
  • Ngấn thịt xuất hiện ở cổ tay hoặc mắt cá.

Những trẻ nào dễ có nguy cơ bị còi xương.

hình ảnh 11

  • Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi.
  • Trẻ nuôi bằng sữa bò.
  • Trẻ quá bụ bẫm.
  • Trẻ sinh vào mùa đông.

Điều trị còi xương ở trẻ

Phơi nắng cho trẻ mỗi ngày

hình ảnh 12

Thời gian tắm nắng cho trẻ lý tưởng và an toàn nhất là trước 9h sáng và trong vòng khoảng 10-30 phút. Ở những vùng thiếu ánh sáng mặt trời, có thể đưa trẻ đến khoa vật lý trị liệu tại bệnh viện để tắm ánh sáng nhân tạo như là một liệu pháp thay thế. Khi phơi nắng nên hạn chế có trẻ mặc nhiều quần áo để ánh nắng mặt trời được chiếu trực tiếp lên da, không thông qua lớp vải hay cửa kính nhằm phát huy tác dụng tối đa.

Cung cấp vitamin D và Canxi

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học: Đối với trẻ sơ sinh thì nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi đến tuổi ăn dặm, phụ huynh chú ý chọn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và hải sản trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, cần lưu ý quan niệm cho trẻ ăn xương hầm sẽ chống được còi xương là không chính xác. Thay vào đó, dầu mỡ sẽ hỗ trợ trẻ hấp thụ được vitamin Dvì chúng là loại tan trong dầu.
  • Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi , D3.

☛ Tham khảo thêm: Eunanokid_syrup – canxi nano sự lựa chọn hoàn hảo

Ý kiến của bạn