Điều trị bệnh xơ gan và xơ gan cổ chướng

Xơ gan là một căn bệnh mãn tính. Xơ gan cổ chướng là một giai đoạn tiến triển của xơ gan. Người bị xơ gan nếu không được khám và điều trị kịp thời hợp lý thì người bệnh sẽ chuyển sang ung thư gan và dẫn đến tử vong. Mục tiêu điều trị xơ gan là hạn chế tổn thương cho gan, khắc phục làm giảm các triệu chứng xơ gan và ngăn chặn các biến chứng do xơ gan gây ra.

Điều trị bệnh xơ gan và xơ gan cổ chướng 1
Xơ gan là căn bệnh mãn tính

Điều trị bệnh xơ gan thực hiện theo nguyên tắc từ nguyên nhân đến hậu quả

1. Điều trị nguyên nhân gây bệnh xơ gan

Xơ gan do sử dụng rượu bia: người bị xơ gan do lạm dụng rượu gây ra cần phải ngưng uống rượu. Trong trường hợp không tự cai hoặc khó cai được thì cần tham gia vào một chương trình điều trị cai nghiện rượu. Thuốc là cũng là một điều cấm kỵ với người xơ gan.

Xơ gan do viêm gan B, C: nếu người bệnh bị xơ gan do viêm gan B thì cần sử dụng các loại thuốc điều trị viêm gan B, C hoặc loại thuốc có thể kiểm soát hạn chế thiệt hại cho các tế bào gan do viêm gan B hoặc C.

1. Điều trị nguyên nhân gây bệnh xơ gan 1
Kiểm soát lượng đường trong máu thường xuyên

Kiểm soát lượng đường và gan nhiễm mỡ: người bị xơ gan do gan nhiễm mỡ cần phải giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu của họ . Trọng lượng giảm thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục, kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol là các phương pháp tiếp cận chính để điều trị các bệnh này. Ngoài ra người bệnh nên sử dụng thuốc điều trị tiểu đường và gan nhiễm mỡ.

Xơ gan do suy dinh dưỡng: suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến xơ gan vì vậy cần ăn uống đủ chất đạm thực vật và ăn nhạt. Không chỉ người bị suy dinh dưỡng mà người mắc bệnh xơ gan đều phải kiêng khem ăn mặn. Cho thêm đa sinh tố nhất là vitamin nhóm B liều cao, vitamin C, vitamin K

Xơ gan do tắc mật: Cần điều trị tốt các nguyên nhân gây tắc mật : sỏi đường mật, giun…

2. Điều trị xơ gan cổ chướng

Xơ gan cổ chướng là tình trạng sau của xơ gan do sự tích lũy dịch thừa trong khoang phúc mạc. Xơ gan cổ chướng có nhiều yếu tố gây ra như áp lực tĩnh mạch của tăng, hàm lượng albumin trong máu giảm, lưu thông bạch mạch giảm, các chất vasopressin, epinephrine tăng cao. Để điều trị xơ gan cổ chướng người bệnh cần kết hợp ăn uống nghỉ ngơi:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường (vì thanh thải thận được cải thiện ở tư thế nằm nghỉ).
  • Hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối ăn một ngày khoảng từ  800mg Na+ / ngày hay 2g NaCL.
  • Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Người bị bệnh gan nên uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày, tránh ăn mỡ động vật, bơ, thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.
  • Nên uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày, tránh ăn mỡ động vật, bơ, thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.

xơ gan cổ trướng
Hình ảnh người xơ gan cổ chướng

Người bị xơ gan cổ chướng có thể sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu có kháng aldosteron: đây là nhóm thuốc được chọn lựa đầu tiên trong điều trị vì có hiện tượng cường Aldosteron thứ phát và thường có tình trạng hạ Kali máu trong xơ gan cổ trướng.

Người bệnh có thể truyền Albumine, huyết tương người hay lấy dịch báng cô dặc rồi truyền lại biện pháp này rất hiệu quả nhưng lại tốn kém và khó thực hiện.

Nếu những biện pháp điều trị trên không hiệu quả gọi là cổ chướng kháng trị. Có khoảng 10-20% cổ chướng do xơ gan kháng trị không đáp ứng với điều trị như trên. Trong trường hợp cổ trướng kháng trị cần tìm các yếu tố  gây ra và điều trị các yếu tố đó như: hạ HA, giảm albumin máu nặng, suy thận, xuất huyết tiêu hóa,… Trong trường hợp xơ gan cổ chướn kháng chị thì bác sĩ sẽ chỉ định chọc tháo dịch cổ chướng.

3. Điều trị biến chứng xơ gan

Biến chứng của xơ gan thường rất nặng nề như: tăng áp lực tĩnh mạch cửa, viêm phúc mạc nguyên phát SPB, các hội chứng gan thận, ung thư gan. Để điều trị các biến chứng nặng nề của xơ gan người bệnh cần được sẽ theo dõi và điều trị tích cực của bệnh viện.

Biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: điều trị bằng cách làm giảm áp lực mạch máu trong gan (giãn mạch) hoặc giảm lưu lượng máu tuần hoàn bàng hệ (co mạch). Ngoài ra cũng có thể điều trị ngoại khoa bằng cách Tao shunt nối cửa – chủ, gần đây các kỹ thuật đã được phát triển để tạo nối tắt cửa – chủ bằng cách tiếp cận qua da: shunt nối cửa – chủ trong gan xuyên tĩnh mạch cảnh, làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa nhưng không làm giảm tỉ lệ tử vong.

SPB: đây là biến chứng nặng của xơ gan cổ chướng. Để điều trị biến chứng này cần dùng các loại kháng sinh.Sau điều trị cần chọc dò dịch màng bụng và làm xét nghiệm lại, nếu dịch màng bụng trở về bình thường là điều trị có kết quả tuy nhiên SPB là một biến chứng có tỷ lệ tử vong cao vì vậy sau khi điều trị cần được tiên phòng tiên phát và thứ phát.

Hội chứng gan thận hay còn gọi là suy thận chức năng gan là biến chứng giai đoạn sau của xơ gan cổ chướng. Hầu hết các cách điều trị biến chứng này đều không thành công chỉ có một phương pháp duy nhất là cấy ghép gan.

Ung thư gan: Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong cao nhất của bệnh xơ gan. Người bị ung thư gan chưa có thuốc để điều trị chỉ có một phương pháp là phẫu thuật gan.

4. Phẫu thuật cấy ghép gan

4. Phẫu thuật cấy ghép gan 1
Hình ảnh phẫu thuật cấy ghép gan

Phẫu thuật cấy ghép gan được chỉ định khi bệnh nhân cần phải thay gan đã bị tổn thương hoặc bị bệnh bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng. Kỹ thuật cấy ghép gan thường được dùng trong điều trị bệnh xơ gan, khi gan không còn hoạt động, ghép gan có thể là lựa chọn điều trị duy nhất . Khi xơ gan tiến triển đến bệnh gan giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể là ứng cử viên cho việc cấy ghép gan. Bệnh nhân bị ung thư gan đã lan tràn ra ngoài gan cũng là ứng cử viên để cấy ghép.

Sau phẫu thuật cấy ghép gan, có đến 70% ca ghép thành công, tỷ lệ cao người hồi phục sức khỏe rất tốt và trở lại cuộc sống bình thường nên đây là một trong những giải pháp điều trị rất hiệu quả.

Gan có thể đến từ một người hiến tặng nội tạng chết hoặc từ một nhà tài trợ khác. Các thành viên trong gia đình hoặc cá nhân không liên quan có thể tặng, nhưng để cho kết hợp được tốt, người cho có thể tặng một phần gan của họ. Loại cấy ghép này được gọi là ghép sống. Cá nhân hiến tặng một phần gan của họ có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh với gan còn lạivì gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể tái sinh, một phần gan cấy ghép có thể tạo lại năng lực hoạt động bình thường trong tuần sau ghép.

Theo eupharma.vn

Ý kiến của bạn