Sốt cao co giật nguy hiểm khó lường

Sốt là một hiện tượng phản ứng thường gặp ở hầu hết trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên trẻ bị sốt cao co giật dù tỉ lệ chỉ có từ 2-4% song chúng lại để lại những hậu quả khó lường cho trẻ như giảm thiếu trí thông minh, động kinh, tai biến. nguy cơ tái phát lại tình trạng co giật khi bị sốt và nghiêm trọng nhất chúng có thể dẫn đến tử vong.

Sốt cao co giật nguy hiểm khó lường 1
Sốt cao co giật có thể gây ra những hậu quả khó lường

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt cao co giật

  • Nguy hiểm nhất đó là do tiền sử gia đình có người bị động kinh, có người đã từn sốt cao co giật.
  • Trẻ nhiễm virus, vi khuẩn. Trẻ trong tình trạng sốt sức đề kháng kém lại kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Do tác dụng phụ của các loại thuốc vắcxin tiêm phòng như sởi, quai bị , rubella.

Nguy cơ tiềm ẩn của sốt cao co giật

Gây chấn thương cho trẻ: Khi trẻ bị sốt cao co giật nếu không có người chăm sóc kịp thời sẽ gây ra các chá thương như ngã khi đang co giật, chạm vào các vật sắc nhọn, các dụng cụ nhiệt cao gây chấn thuong cho trẻ có thể từ ít nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng.

Không đặt đúng tư thế khi trẻ sốt cao co giật khiến khi trẻ nôn trớ sẽ bị trào ngược vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ

Sốt cao co giật khi đã bị một lần đều rất dễ lặp lại ở lần khác khi vừa sốt đã có thể bị co giật liên hổi. Co giật nhiều ảnh hưởng lớn đến trí não phát triển có thể gây ra thiểu năng, động kinh.

Khi bị sốt cao co giật kéo dài thì rất dễ dẫn đến tử vong. Bắt đầu khi sốt cao co giật từ 12 phút trở lên thì được coi là rất nguy hiểm.

Khi trẻ sốt cao co giật

Nên làm

  • Để trẻ nằm trên giường, mặt phẳng không có chứa các yếu tố nguy hiểm như vật nhọn, vật chứa nhiệt độ nóng, đảm bảo trẻ không bị ngã rơi để tránh va đập.
  • Cởi bỏ bớt quần áo nếu nhiều hoặc nút thắt áo nếu ít để trẻ dễ thở hơn, nên đặt trẻ nằm ngửa đầu hơi nghiêng sang một bên. Tạo không gian thoáng đãng cho trẻ dễ hô hấp, hạn chế số người quanh trẻ, mở thông thoáng các cửa sổ.
  • Dùng vật mềm hoặc khăn mặt đặt giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.
  • Dùng khăn thấm nước ấm lau khắp người cho trẻ, đặc biệt là vùng nách, bẹn, trán để hạ bớt thân nhiệt cho trẻ. Lau cho đến khi trẻ hết cơn co giật.
  • Khi ngừng cơn giật phải lật nghiêng trẻ sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau)để nếu trẻ có nôn chớ thì không bị trào ngược vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Nếu trẻ sốt quá cao trên 39 độ C thì dùng viên hạ sốt đút vào hậu môn cho trẻ tuyệt đối không cho trẻ uống khi đang co giật rất dễ khiến trẻ bị sặc và gây nguy hiểm hơn.
  • Theoo dõi thời gian co giật của trẻ nếu quá 5 phút cần đưa trẻ đến bệnh viên kịp thời để điều trị tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tuyệt đối không được

  • Khi thấy trẻ sốt cao co giật bế ghì trẻ để chống lại cơn co giật làm như vậy rất nguy hiểm đến các cơ quan khác của cơ thể dễ gây tổn thương và gãy xương.
  • Dùng vật rắn, cứng ngáng miệng trẻ vì sợ trẻ cắn vào lưỡi. Làm như vậy rất dễ khiến trẻ bị gãy răng.
  • Cho trẻ ăn hoặc uống thuốc hạ sốt có thể khiến trẻ sặc gây nguy hiểm cho đường hô hấp.
  • Ủ ấm trẻ làm thân nhiệt trẻ khó hạ có khi còn cao hơn khiến trình trạng co giật kéo dài.

Sốt cao co giật có thẻ gây ra những nguy hiểm không thể lường trước được vì vậy để tránh tình trạng co giật nguy hiểm cho trẻ, khi thấy trẻ sốt cao trên 39 độ C hoặc tình trạng co giật kéo dài hơn 5 phút thì cần đưa trẻ ngay tới bệnh viên để được điều trị thích hợp.

Theo eupharma.vn

Ý kiến của bạn