Trẻ bị cảm lạnh cảm cúm mẹ cần làm gì?

Thời tiết thay đổi, giao mùa là lúc trẻ rất dễ bị cảm lạnh cảm cúm do hệ miễn dịch và chất đề kháng của cơ thể bé còn thấp. Cảm lạnh cảm cúm là một bệnh lý thông thường và hầu hết trẻ nhỏ ở những năm đầu tiên đều mắc từ 5-7 lần/năm. Tuy là bệnh lý thông thường nhưng khi mắc bệnh trẻ biếng ăn, mệt mỏi và sút cân vậy mẹ cần chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ bị cảm lạnh cảm cúm đây?

Trẻ bị cảm lạnh cảm cúm mẹ cần làm gì? 1
Trẻ rất dễ bị cảm lạnh cảm cúm vào thời điểm giao mùa hay thời tiết lạnh

Cảm lạnh cảm cúm là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh cảm cúm

  • Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm do không mặc đủ ấm. Nhất là trong mùa ẩm ướt và mùa lạnh, trẻ ăn mặc phong phanh cổ họng, ngực và tay chân không đủ ấm nên dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn virus có hại gây ra tình trạng hắt hơi, ho, sốt ở trẻ.
  • Trẻ dễ bị nhiễm cảm lạnh khi tiếp xúc với người bị bệnh, với các bề mặt bị ô nhiễm như đồ chơi, đồ dùng, quần áo,…
  • Cho trẻ tắm nước lạnh và không kín dễ bị gió lùa hay cơ thể bị lạnh gây cảm lạnh cho trẻ.
  • Thời tiết lạnh trẻ nhiễm lạnh do không khí thường khô và trẻ ở ngoài trời lâu, nhiều gió rất dễ bị cảm lạnh.
  • Dị ứng và hút thuốc thụ động cũng có thể làm trẻ bị ảnh hưởng.

Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh cảm cúm

Chế độ ăn: trẻ cần khoảng 7 ngày để hồi phục sau khi bị cảm lạnh cảm cúm vì vậy chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Lúc này nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hoá nhưng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thế trẻ. Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh.

Cho trẻ uống nhiều nước: Khi trẻ bị bệnh cơ thể mất rất nhiều nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ.

Cải thiện hệ hô hấp: Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để trẻ có giấc ngủ tốt hơn. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi. Ngoài ra có thể thực hiện việc xông hơi cho trẻ.

Làm ẩm không khí trong phòng: Chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của bé có thể giúp cải thiện triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi.

Phòng ngừa cảm lạnh cảm cúm cho trẻ

  • Để trẻ không bị lây nhiễm bằng cách tránh tiếp xúc những người bị nhiễm lạnh cảm cúm.
  • Luôn luôn giữ cho trẻ ấm áp và tránh tiếp xúc đối với trời lạnh bên ngoài.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu cảm lạnh, cho trẻ uống nhiều nước để giảm bớt tắc nghẽn thải độc tố khỏi cơ thể. Sử dụng nước muối sinh lý để giảm ngạt mũi của bé.
  • Luôn luôn rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc chăm sóc trẻ.
  • Giữ đồ chơi và núm vú của trẻ sạch sẽ.

Cảm lạnh cảm cúm có thể bị nhiều lần trong năm vì vậy cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Phòng ngừa là cách chăn sóc trẻ tốt nhất. Khi trẻ bị bệnh không tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị, tất cả các loại thuốc muốn dùng cho trẻ các bà mẹ cần thông qua ý kiến của bác sĩ.

Theo eupharma.vn

Ý kiến của bạn