Trẻ chậm lớn vì đâu?

Con bạn chậm lớn, chận phát triển cả về chiều cao lẫn cân nặng. Bạn lo lắng khi con không đủ các tiêu chuẩn mà chuyên gia dinh dưỡng đặt ra? Bạn áp dụng mọi phương pháp để con tăng cân, tăng chiều cao nhưng không thấy khả quan, bạn thắc mắc đặt ra câu hỏi vì sao con lại chậm lớn. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Trẻ chậm lớn vì đâu? 1
Trẻ chậm lớn, thấp bé hơn trẻ bình thường

Trẻ chậm lớn hay còn gọi là chậm phát triển, không phát triển là trạng thái miêu tả về cơ thể trẻ. Trẻ chậm lớn mức độ tăng cân và phát triển sẽ thấp hơn các trẻ khác.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn

  • Ngay từ khi mang thai: Trong thời kỳ mang thai nhiều bà mẹ muốn giữ gìn vóc dáng nên đã thực hiện chế độ ăn kiêng, dung nạp ít lượng calorie, khiến bé không thể nhận được chất béo đủ và năng lượng để phát triển nên khi được sinh ra trẻ đã còi cọc và chậm lớn.
  • Trong thời gian đầu cho trẻ bú hoặc nuôi bé cha mẹ không quan tâm đến bé, bỏ bê con hay cuộc sống nghèo đói khiến dinh dưỡng cho bé bị thiếu hụt làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé, còi xương, chậm lớn.
  • Trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm:  bệnh trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mãn tính, xơ nang, bệnh gan mãn tính và bệnh loét bao tử… khiến cho các chất dinh dưỡng và năng lượng khi đi vào cơ thể không được hấp thu tối đa khiến trẻ thiếu chất còi xương, suy dương dưỡng chậm lớn.
  • Trẻ mắc các bệnh mãn tính:trẻ sinh non, sứt môi hoặc viêm vòm miệng, bé khó có thể ăn và hấp thụ dinh dưỡng như một bé hoàn toàn khỏe mạnh khác. Trong trường hợp này bé ăn ít sẽ càng yếu đi và ảnh hưởng tới sự phát triển của tim mạch, nội tiết tố và dễ bị rối loạn hô hấp, khiến bé chậm lớn.
  • Bé không thể dung nạp đạm sữa: Điều này có thể gây khó khăn với việc bé hấp thụ các chất dinh dưỡng. Việc không dung nạp được đạm sữa sẽ khiến bé phải ăn kiêng, thực đơn ăn kiêng bao giờ cũng khiến sức khỏe của trẻ không được phát triển toàn diện được.
  • Trẻ bị nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao,…, sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong cơ thể trẻ giảm đi nhanh chóng, mất đi cảm giác thèm ăn, ngon miệng.
  • Ngoài ra còn một nguyên nhân khác đó là gen của cha mẹ, nếu cha mẹ thấp bé nhẹ cân thì con cũng không thể lớn khỏe như trẻ có cha mẹ tao cao nhiều cân nặng được, nhưng nếu trẻ vẫn phát triển và tăng cân hằng năm thì không có gì đáng lo ngại

Chăm sóc và điều trị trẻ chậm lớn

Chăm sóc và điều trị trẻ chậm lớn 1
Cung cấp năng lượng cho trẻ chậm lớn cần nhiều hơn trẻ bình thường

Trẻ chậm lớn vì vậy năng lượng tiêu thụ hằng ngày cần được hấp thu nhiều hơn trẻ bình thường vì vậy chế độ ăn cho trẻ rất quan trọng. Ngoài các bữa ăn chính phải cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng ra cần thiết ra thì nên cho bé ăn thêm các bữa ăn phụ như sữa, sinh tố, hoa quả và các chất dễ tiêu hóa.

Quan tâm tới trẻ để biết rõ hơn về con mình, theo dõi chế độ vui chơi và nghỉ ngời, cân nặng và chiều cao của trẻ cũng là cách để cha mẹ biết và tìm hiểu được nguyên nhân.

Trong trường hợp nhiều tháng liền bé không tăng cân thì nên đưa con đến gặp bác sĩ để được khám và tìm hiểu nguyên nhân chậm lớn của trẻ cũng như cách chăm sóc và điều trị cho bé

Trong trường hợp thiếu dinh dưỡng, trẻ sẽ được điều trị thường xuyên tại nhà với sự theo dõi thăm khám của bác sĩ. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng thực phẩm gì, ăn lượng bao nhiêu cho bé là hợp lý.

Trường hợp nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ cho bé được truyền thức ăn qua ống chuyên dụng, đó là một cái ống được chạy từ mũi vào thẳng dạ dày. Thực phẩm dinh dưỡng dạng lỏng được cung cấp một cách đều đặn qua ống, và khi được nuôi dưỡng đầy đủ hơn, đứa trẻ sẽ cảm thấy cơ thể khỏe hơn và có thể sẽ bắt đầu ăn nhiều hơn trong thời gian sau.

Điều trị kéo dài bao lâu tùy vào cơ thể của từng trẻ. Dù rất muốn trẻ tăng cân nhưng cần hiểu rằng tăng cân cần phải có thời gian. Nếu bị chậm phát triển do một căn bệnh mãn tính hoặc rối loạn, có thể đứa trẻ đó phải được theo dõi định kỳ và điều trị lâu hơn tại bệnh viện.

Theo eupharma.vn

Ý kiến của bạn