Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?

Chào bác sĩ, con gái tôi mới được 1 tháng tuổi, gần một tuần nay cháu bị nghẹt mũi khó thở, từ lúc cháu bị nghẹt mũi đến giờ bú kém hơn hẳn. Tôi đã sử dụng nước muối sinh lý natri 0,9% nhỏ cho cháu nhưng đến nay vẫn chưa khỏi bệnh. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên phải làm sao để cháu khỏi bênh? Cảm ơn bác sĩ ạ! Hoàng Thị Minh An (26 tuổi, Hà Nam)

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? 1
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bú kém phải làm sao?

Trả lời!

Chào chị Minh An!

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không phải là ít gặp, trẻ khi được sinh ra sức đề kháng và hệ miến dịch là rất thấp, khii trong bụng mẹ trẻ sống trong môi trường vô khuẩn nên khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường ngoài rất dễ bị cảm virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vì vậy mà dẫn đến tình trạng bé bị nghẹt mũi, sổ mũi.

Khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, các bà mẹ ai cũng lo lắng vì kèm theo đó là hiện tượng kém ăn, bỏ bú… Chị đã dùng nước muối sinh lý natri 0,9% nhỏ cho cháu là hoàn toàn hợp lý tuy nhiên cách nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị. Để điều trị cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi cần thực hiện như sau:

Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
  • Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
  • Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
  • Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.
  • Bước 5: Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
  • Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết đặc biệt nếu bé đã đang bị nghẹt mũi sổ mũi thì cần được quan tâm hơn hết, đầu tiên là chị cần giữ ấm cho bé đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân, không để quạt chiếu thẳng vào người bé tuy nhiên chị đừng nghĩ vậy mà quấn cho trẻ rất nhiều quần áo đến nỗi nóng và toát mồ hôi như vậy trẻ rất dễ bị cảm và viêm phổi. Chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm không quá nóng hay bị lạnh là được.

Bé mới sinh vì vậy nên đừng nghĩ con ốm mà không chịu tắm rửa đây là một quan niệm sai lầm khi trẻ đã đang nghẹt mũi khó thở mà lại không được vệ sinh thân thể thì các vi khuẩn virus có hại càng dễ tấn công trẻ vì vậy trong thời gian trẻ bị ốm không được kiêng tắm. Tuy nhiên việc tắm cho bé cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt là tắm cho trẻ trong phòng kín không được có gió lùa, tắm bằng nước ấm không được quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm xong phải lo người thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo.

Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú  nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.

Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì chị nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Chúc bé mau chóng khỏe mạnh!

Theo eupharma.vn

Ý kiến của bạn