U nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là nỗi ám ảnh bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng là kiến thức cần thiết mà chị em cần biết.
U nang buồng trứng là gì
U nang buồng trứng là một trong số các bệnh thường gặp ở phụ nữ nó chiếm tới 3,6% các bệnh phụ khoa. Như tên gọi, u nang buồng trứng là sự xuất hiện bất thường của các khối u trong buồng trứng. Khối u này thường làm chậm quá trình mang thai của chị em do khối u cản trở nang trứng tiếp theo phát triển và rụng. Bệnh có ở hầu hết nữ giới trong độ tuổi sinh sản đặc biệt thường xảy ra trước hoặc trong thời kỳ mang thai.
Hầu hết các u nang buồng trứng thường ở dạng lành tính đối với dạng u này thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chị em, chủ yếu nó chỉ làm chậm quá trình sinh sản bởi các u vướng vào nang trứng làm chậm quá trình rụng trứng. Các u nang lành thường chỉ xuất hiện trên buồng trứng trái hoặc phải và tự teo vỡ sau vài tháng.
Đối với các trường hợp u tiến triển thành ác tính ngoài các biến chứng, u nang buồng trứng còn có thể phát triển thành ung thư buồng trứng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng có con, thậm chí nguy hại đến tính mạng của phụ nữ. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau với nhiều biến chứng khác nhau, trong đó xoắn u nang buồng trứng là dạng biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ lứa tuổi 30 trở lên.
Nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng
U nang buồng trứng thường do 5 nguyên nhân dưới đây:
– Do các nang trứng bị khuyết tật, phát triển không đầy đủ, gặp vấn đề trong biệc hấp thu chất dinh dưỡng hoặc không hấp thu được các chất dinh dưỡng trong buồng trứng.
– Do mạch máu của các nang trứng bị vỡ dẫn tới u nang xuất huyết.
– Do lượng hocmone Chorionic gonadotropin dư thừa dẫn tới hình thành u nang lutein.
– Do sự phát triển quá mức của hocmone luteinzing gây ảnh hưởng xấu tới buồng trứng
– Do thể vàng phát triển dẫn tới kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài.
Triệu chứng của u nang buồng trứng
U nang buồng trứng phát triển từ dạng lành tính trước sau nó sẽ teo nhỏ và biến mất nếu như dạng lành, đối với dạng ác tính sẽ xảy ra các biến chứng. Triệu chứng của u nang khi mới hình thành thường không rõ ràng chỉ xuất hiện các triệu chứng cơ bản như sau:
- Xuất hiện các cơn đau không rõ ràng, đau tức bụng, đôi khi là vùng thắt lưng và đùi
- Thường xuyên thấy đầy bụng
- Gặp phải các vấn đề về đường tiểu như tiểu khó, tiểu dắt
- Cơn đau nặng hơn khi quan hệ
- Thay đổi một vài chỉ số cơ thể, tăng cân không rõ lí do
- Đau ngực, đôi khi buồn nôn và nôn
- Rối loạn kinh nguyệt
Đối với các trường hợp u nang buồng trứng phát triển nhanh có các biến chứng thì cấp độ của các triệu chứng trên sẽ nặng hơn bên cạnh đó có thể gặp phải tình trạng sốc tạm thời, ví dụ như đột ngột sốt và nôn mửa, kiệt sức và ngã khuỵu không rõ nguyên nhân
Biến chứng của u nang buồng trứng
Hầu hết u nang buồng trứng đều ở dạng lành tính tự sinh ra và mất đi sau vài tháng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp u phát triển biến đổi sang dạng có biến chính sẽ gây ra các vấn đề phiền toái khác nhau như:– U xuất hiện chiếm một phần diện tích nên ngăn cản quá trình sinh trưởng và giải phóng của nang trứng, do đó khi có u, quá trình thụ thai sẽ chậm lại.
– Vì trứng khó rụng nên kinh nghiệt cũng bị rối loạn, tuy nhiên chỉ sau vài tháng, hiện tượng này sẽ kết thúc.
– Thỉnh thoảng người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau bụng bất chợt.
– Nếu khối u có lớn sẽ gây nguy cơ xoắn buồng trứng. Trường hợp này khá nguy hiểm nếu không phẫu thuật cấp cứu kịp thời thì dịch sẽ tích tụ nhiều quá làm nứt buồng trứng, vỡ buồng trứng, gây nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm phúc mạc, mất máu cấp… gây ảnh hưởng đến khả năng có con, thậm chí nguy hại đến tính mạng
– Khi u vỡ dễ làm tràn dịch ra buồng trứng gây viêm nhiễm.
Phân loại u nang buồng trứng
Có nhiều các phân chia các dạng u nang :
– Theo nguyên nhân: có dạng 2 là u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang cơ năng ra do cơ chế điều tiết có nhiều biến đổi trong cơ thể, thường không nguy hiểm và tự mất đi. U nang thực thể là loại u được cảnh báo nên xử lí bởi lẽ nó thường sinh ra bởi một bệnh lí khác đang nảy sinh trong cơ thể.
– Theo tính chất khối u: chia ra thành các dạng u nang nước, u nang nhầy, u nang bì
– Theo kích thước hay hình dạng khối u
– Theo bản chất lành hay ác tính: về cơ bản việc u ác hay lành không thể chắc chắn chỉ với việc siêu âm, chỉ có thể xác định ảnh hưởng của u dựa vào biểu hiện ra ngoài và thử nghiệm giải phẫu sau khi cắt đem ra ngoài.
Khám và chuẩn đoán u nang buồng trứng
Việc khám và chuẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng thường thực hiện các phương pháp sau:
– Siêu âm: được dùng để xác định vị trí, kích thước, cấu trúc, mật độ, hình dáng, ranh giới với các cơ quan xung quanh của khối u nang. Cũng là căn cứ xác định xem u nang có vách ngăn hay không, có dịch hay không. Đông thời cũng xác định tình trạng tử cung và các phần phụ của tử cung bị khối u ảnh hưởng như thế nào.
– Chụp XQ bụng không chuẩn bị dùng để xác định khối u nang có phải là u bì hay không. Nếu có các hình ảnh phản quang răng, tóc và xương trong khối u thì đó là các khôi u nang bì.
– Chụp TC, buồng trứng: về cơ bản kỹ thuật này chỉ để xác định độ an toàn của khối u, các phần phụ và buồng trứng.
– Nội soi ổ bụng: Nếu u quá lớn, siêu âm sẽ không thể rõ ràng phạm vi của nó, lúc đó cần nội soi ổ bụng. Về cơ bản phương pháp này tương tự với nội soi dạ dày, chụp lại ổ bụng bằng CT Scanner.
Cách điều trị u nang buồng trứng
Đối với dạng u nang buồng trứng lành tính thì không cần thiết phải điều trị bởi khối u sẽ teo nhỏ dần và tự biến mất. Tuy nhiên đối với các trường hợp có thể xảy ra biến chứng thì cần có phương pháp điều trị xử lý thích hợp.
Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa:
- Về nội khoa, người bệnh sẽ được cấp thuốc thúc đẩy u nang tự nhanh già để teo hoặc vỡ đi.
- Về ngoại khoa, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật cắt u. Tùy theo kích thước và tính chất khối u cũng như nguyện vọng sinh đẻ của bệnh nhân mà chọn phương pháp phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành, mặc dù bóc tách khối u có thể làm tăng nguy cơ tái phát u nang buồng trứng.Việc bóc tách sẽ giúp người phụ nữ giữ được khả năng sinh con nhưng lại dễ có nguy cơ tái phát bệnh.
Phòng ngừa và ngăn chặn u nang buồng trứng tái phát
Cẩn trọng khi dùng thuốc: Một số loại thuốc chứa hormone làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng. Đó là lý do lý giải tại sao những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt chứa hormone dễ bị u nang buồng trứng hơn người bình thường.
Khám phụ khoa định kỳ: Đây là cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. 4-6 tháng/lần bạn nên tới các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám, theo dõi và phát hiện những bất thường. Đồng thời có cách xử lý kịp thời khi bệnh mới phát.
Chế độ ăn uống khoa học: Các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên hạn chế thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, protein, chất béo bão hòa, chất kích thích; thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây, thực phẩm chứa nhiều hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, cenlulose,… nếu không muốn u nang buồng trứng “hỏi thăm”.
Chế độ sinh hoạt: Bạn cần tránh căng thẳng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng sức chống đỡ với bệnh tật nói chung và u nang buồng trứng nói riêng.
Nguồn: vuongbaophu.vn