Viêm gan B là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo ước tính, hiện nay khoảng 400 triệu người mang siêu vi B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á. Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B cao nhất hiện nay. Vậy viêm gan B lây qua đâu? Mỗi người tự ý thức được, biết được con đường lây nhiễm của bệnh để có cách phòng tránh tốt nhất cho bản thân và người xung quanh để đẩy lùi tỷ lệ mắc bệnh ở nước ta.
Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
1. Biểu hiện của bệnh viêm gan B
Đa số người nhiễm virut viêm gan B thường không có biểu hiện bệnh rõ rệt. Trong đó chỉ có một số ít người có các triệu chứng như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, sợ mùi thức ăn dầu mỡ nhiều chất đạm … đối với người chuyển thành bệnh còn có các triệu chứng đầy bụng, vàng da, mệt mỏi … Nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý người bệnh dễ chuyển sang gia đoạn mắc bệnh mãn tính, dễ dẫn đến sơ gan, ung thư gan.
2. Con đường lây nhiễm của viêm gan B
Viêm gan B lây qua máu:
- Tiêm chích, nghiện hút là con đường lây qua máu nhiều nhất do dùng chung kim tiêm với người bị bệnh
- Truyền máu và phẫu thuật: Tỷ lệ lây nhiễm qua việc truyền máu và phẫu thuật do truyển máu nhiễm virut viêm gan B và các vật dụng chứa viêm gan B là rất hiếm gặp
- Dùng chung các vật dụng với người nhiễm bệnh: Dao cạo râu, bàn chải, xăm hình hay xỏ khuyên tai …
- Tiếp xúc với các vết trầy xước của người bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ như găng tay
Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con:
Người phụ nữ khi mang thai nếu như bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có thể truyền căn bệnh này sang bào thai của mình. Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng lây nhiễm chỉ là 1%. Người mẹ mắc viêm gan B ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tăng tỷ lệ này lên thành 10% và sẽ còn tăng cao khả năng lây nhiễm sang con lên đến 60-70% nếu như mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi từ người mẹ có thể lên tới mức cao nhất là 90% nếu như không có bất cứ biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
Viêm gan B lây qua con đường tình dục:
Cũng giống HIV viêm gan B cũng lây qua con đường tình dục kể cả tình dục cùng giới hay khác giới.
3. Cách phòng bệnh viêm gan B
- Tiêm phòng viêm gan B khi chưa có miễn dịch với virus viêm gan B. Trong trường hợp người mẹ mắc bệnh viêm gan siêu vi B, trẻ sơ sinh phải được tiêm huyết thanh loại đặc trị chống virus siêu vi B ngay trong phòng sinh.
- Đối với những người bị viêm gan B mãn tính, khi chưa được chỉ định điều trị, cần phải theo dõi thường xuyên, cụ thể là cứ 3 đến 6 tháng một lần, người bệnh phải đến cơ sở y tế để xét nghiệm và siêu âm gan.
- Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người có nhiễm virus viêm gan B như là dao cạo râu hay bàn chải đánh răng….
- Không nên xăm mắt, môi… ở những cơ sở không cho thấy sự đảm bảo an toàn.
- Trước khi kết hôn, nên đi xét nghiệm nếu như một trong hai người vợ hoặc chồng bị nhiễm virus viêm gan B trong khi người kia chưa có miễn dịch thì cần phải đi tiêm phòng trước khi kết hôn.
Hiểu biết về bệnh viêm gan B và con đường lây nhiễm để tìm ra cách phòng tránh và điểu trị tốt nhất chính là bạn đã và đang bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho những người khác. Hãy chung tay đẩy lùi căn bệnh này.
Theo eupharma.vn