Cách chăm sóc trẻ bị ho

Trẻ với hệ miễn dịch cơ thể vẫn chưa hoàn thiện rất dễ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp khi thời tiết thay đổi. Các bệnh tiêu biểu mà trẻ hay mắc là ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, … Trong thời gian bị bệnh trẻ cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách để trẻ nhanh chóng được bình phục.

1

Đối với trẻ bị ho vì cảm cúm thông thường nếu được chăm sóc đúng cách trẻ sẽ bình phục hoàn toàn trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên nếu trẻ bị ho cùng với các triệu trứng nguy hiểm sau thì các ông bố bà mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế càng sớm càng tốt để trẻ được kiểm tra và điều trị thích hợp nhất.

Nhận biết trẻ bị ho không phải dạng thông thường:

4 dấu hiệu của ho nguy hiểm:

  • Bỏ bú, không ăn uống được: nghĩa là khi đút từng thìa nước hay sữa cho trẻ uống nhưng trẻ không nuốt được, hoặc trẻ không thể tự mút khi đưa vú mẹ vào miệng trẻ.
  • Nôn tất cả mọi thứ: Khi cho trẻ ăn hay uống sữa, bú  nhưng ngay lập tức trẻ nôn ra ngay. Cho trẻ ngưng vài phút, lặp lại như trên nếu trẻ vẫn ói ngay nghĩa là trẻ có dấu hiệu “nôn tất cả mọi thứ”.
  • Sốt co giật: trong cơn co giật, mắt trẻ thường “đứng tròng” hoặc “giật giật”, các cơ vùng mặt cũng co giật theo, hai tay, hai chân co quắp lại.
  • Ngủ li bì: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó lay gọi, hoặc khi lay gọi trẻ mở mắt nhưng sau đó lại thiếp đi.

3 dấu hiệu nặng:

  • Thở nhanh: đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên trong một phút. Nếu nhịp thở từ 60 lần trở lên (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), 50 lần (đối với trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi) và 40 lần (đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi) thì trẻ đó thở nhanh.
  • Thở co lõm ngực: quan sát lồng ngực khi trẻ nằm yên. Bình thường khi hít vào, lồng ngực hai bên nở ra. Nếu khi hít vào, hai bên lồng ngực lõm vào, trẻ bị thở co lõm ngực.
  • Thở rít: phụ huynh để tai ở vùng mũi miệng trẻ, mắt quan sát vùng ngực – bụng. Bình thường khi trẻ hít vào, tai ta nghe được tiếng thở của bé có âm sắc nhẹ nhàng. Nếu tai ta nghe một âm sắc thô ráp khi trẻ hít vào, trẻ có dấu hiệu thở rít.

Cách chăm sóc với trẻ bị ho thông thường

Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn: Khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Các ông bố bà mẹ cần phải kiên trì, khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Trẻ bị ho không nên cho ăn quá no như vậy rất dễ khiến trẻ bị nôn trớ. Nên nấu cho trẻ các loại món dễ ăn như bột, cháo… và đảm bảo đủ 4 nhòm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ.

Cho trẻ uống đủ nước: Khi cơ thể trẻ bị ốm sẽ bị mất nước, cần đảm bảo đủ nước cho cơ thể trẻ. Nếu trẻ ho nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc ho từ nguồn gốc thảo dược hoặc tự chế như mật ong, tắt chứng hay các loại nước chữa ho từ rau má, nhọ nồi, dấp cá…

Giữ ấm thân thể trẻ: Tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng của trẻ, khi trẻ bị ho nên đeo quấn khăn vào cổ để có trẻ giữ ấm cho cổ họng..

Vệ sinh cá nhân cho trẻ: Trẻ bị ho cần được đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống của trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với các chất bẩn, rất dễ làm tình trạng nặng hơn. Tuyệt đối không để trẻ ngậm các loại đồ chơi nhựa thiếu vệ sinh trong miệng.

Làm sạch và thông thoáng mũi: Trẻ bị ho kèm theo đó là ngạt mũi, chảy nước mũi vì vậy cần được làm sạch đúng cách. Không nên dùng miệng để mút mũi trẻ rất dễ nhiễm khuẩn, không dùng móng tay để lấy hỉ mũi làm tổn thương cơ mũi trẻ. Nên dùng các loại khăn xếp mềm để đưa vào mũi, làm sạch mũi trẻ. Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi nặng có thể dùng dung dịch natriclorua dưới 0,9% nhỏ từ 2-3 giọt mỗi bên sau đó dùng khăn mềm lau sạch đẻ rửa và làm sạch mũi.

Theo eupharma.vn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *