Cần làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ như do thiếu dinh dưỡng, đau ốm kéo dài, thể tạng di vật… nhưng dù với nguyên nhân nào đi chăng nữa thì hậu quả của nó cũng khiến cho trẻ không tăng cân và chiều cao, cơ thể chậmphát triển và giảm trí thông minh. Nhận thấy trẻ có các biểu hiện suy dunh dưỡng các bậc phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc và điều trị khắc phục tình trạnh suy dinh dưỡng cho trẻ.

lam_gi_khi_tre_bieng_an_phan_1_1
Trẻ bị suy dinh dưỡng

Nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

  • Giai đoạn đầu tiên: Đây là giai đoạn đầu tiên  với biểu hiện trẻ đứng cân kéo dài hay sụt cân.
  • Giai đoàn toàn phát: Trẻ có hiện tượng mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bị bệnh, chậm phát triển như đi đứng, mọc răng so với trẻ cùng lứa tuổi. Khi đưa trẻ đi khám thấy các biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.
  • Thể phù: Trẻ thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa lượng và các chất dinh dưỡng vi lượng khác. Các triệu chứng thường gặp nhất là: Phù nề trắng, mềm toàn thân; da xanh xao, suy thoái ở da, lông, tóc, móng, còi xương, chậm phát triển và lười vận động, luôn mệt mỏi, quấy khóc lười ăn.
  • Thể teo đét: Trẻ thiếu dinh dưỡng, cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường. Đây là tình trạng suy dinh dưỡng nặng ở trẻ. Trẻ mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, tứ chi, trẻ teo đét, chi còn da bọc xương, tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi, không ăn hoặc kém ăn. Thường gặp các vấn đề về tiêu hóa
  • Thể hỗn hợp: Thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ.

Dựa vào cân nặng của trẻ người ta chia ra  3 cấp độ suy dinh dưỡng:

  • Suy dinh dưỡng độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
  • Suy dinh dưỡng độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
  • Suy dinh dưỡng độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

Chăm sóc cho trẻ bị suy dinh dưỡng:

Chế độ ăn:

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể, nếu mẹ thiếu thì cần bổ sung các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay. Ngoài ra cần tăng cường chất đạm cho trẻ, đồng thời cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm vitamin và rau xanh

Hầu hết trẻ suy dinh dưỡng đều có hiện tượng biếng ăn vì vậy việc điều trị cần lâu dài và phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường nếu trẻ đã đi học. Nên khuyến khích cho trẻ ăn, không ép buộc trẻ ăn sẽ khiến trẻ có tâm lý sợ ăn. Nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa ăn có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa. Và tránh cho trẻ ăn các đồ ăn vặt trước bữa ăn.

Với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III): Cho ăn nhiều bữa trong ngày; ăng dần calo; Dùng sữa cao năng lượng theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của bác sĩ.

Giữ vệ sinh cho trẻ:

Vệ sinh cá nhân hàng ngày  cho trẻ sạch sẽ, tạo thói quen thu dọn đồ chơi sau khi chơi cho trẻ. Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu da trẻ có lở loét, bong da cần phải thường xuyên chú ý vệ sinh ngoài da, bôi các loại thuốc sát trùng nhẹ như tím Gentian, xanh Metylen hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Khi hết nhiễm trùng, trẻ có thể được bôi dầu cá lên da non, được lót vải mềm để tránh cọ xát da.

Môi trường sống của trẻ cũng cần được đảm bảo, tránh bụi bẩn, ô nhiễm và khỏi thuốc. Trẻ biij suy dinh dưỡng sức đề kháng và miễn dịch rất yếu dễ dàng bị tấn công bỏi các tác nhân có hại vì vậy cần đảm bảo cho trẻ môi trường sống sạch thoáng.

Phòng ngừa các bệnh khác cho trẻ:

Trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa do cơ thể chưa hoàn thiện vì vậy để phòng ngừa các bệnh này như giữ ấm, giữ vệ sinh cơ thể và răng miệng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần biết rằng tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ tỷ lệ thuận với thời gian mắc bệnh của trẻ,

Suy dinh dưỡng thường diễn biến từ nhẹ đến nặng. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng cha mẹ cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho trẻ, tránh để tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ khó điều trị.

Theo eupharma.vn

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *