Phải làm gì khi trẻ bị còi xương

Còi xương là một bệnh lý không khó điều trị ở trẻ. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi do thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho. 70% trẻ sẽ khỏi bệnh khi được phát hiện và chăm sóc đúng cách. Vì vậy khi biết con mình bị còi xương các bậc cha mẹ nên biết mình cần làm gì để giúp con khỏe mạnh.

_be-lay
Cha mẹ cần làm gì khi con bị còi xương? (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân trẻ còi xương:

  • Thiếu ánh nắng mặt trời: do việc kiêng khem cho trẻ, sợ trẻ bị đen hay sợ trẻ tiếp xúc với ánh nắng nhiều sẽ ốm D
  • Do chế độ ăn uống: cho trẻ ăn sữa ngoài nhiều hơn việc dùng sữa mẹ làm giảm lượng canxi và phospho dẫn đến trẻ còi xương. Việc cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột và chất đạm ít dầu mỡ cũng có thể gây còi xương vì trong bột có chất gây cản trở hấp thu canxi ở ruột.
  •  Các yếu tố khác: trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ quá bụ, trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ… sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh còi xương hơn.

Khi trẻ bị còi xương cha mẹ cần:

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D dồi dào nhất cho trẻ. Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài (cho trẻ ở trần) từ 10-15 phút trước 8h sáng. Nếu sinh con vào mùa đông, khi không có ánh nắng mặt trời có thể cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Vitamin D có tác dụng điều hòa, chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho.

Cho trẻ uống thêm các phế phẩm có canxi như: canxi B1 – B2 – B6. Uống từ 1-2 ống/ngày. Khi trẻ lớn bạn có thể cho trẻ ăn cốm canxi 1- 2 thìa cà phê/ngày.

Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4-8 tuần, nếu trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 UI/ngày trong 1 tháng.

Không nên cho bé cai sữa mẹ quá sớm, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa, cua, tôm, cá trong bữa ăn hàng ngày. Cho dầu, mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn uống của trẻ thiếu dầu, mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Một số món ăn cho trẻ còi xương:

  • Sò biển 100 g, rửa sạch, nấu nhuyễn cho một chút muối rồi ăn vài lần.
  • Hến 10 con, làm sạch, đánh đều với một quả trừng gà rồi hấp cách thủy, ăn trong ngày,
  • Xương sụn lợn 500 g, rửa sạch hầm nhừ với 50 g đậu tương rồi cho trẻ ăn với lượng thích hợp.
  • Cá trắm đen 1 con, làm sạch, chú ý bỏ mật, rồi cắt khúc, xào qua với gừng, hành và một chút dầu thực vật, rồi đổ nước hầm nhừ, chia ăn nhiều lần trong ngày.
  • Hà thủ ô 100 g, ngưu tất 100 g, ngâm trong rượu trắng 7 ngày rồi lấy ra phơi khô, sao thơm, tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 5 quả đại táo, khía dọc bỏ hột rồi cho bột thuốc vào trong, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn trong ngày.
  • Ô tặc cốt 15 g, quy bản 15 g, tây thảo 5 g. Tất cả sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, rồi hòa với một chút đường đỏ, chia uống vài lần.
  • Quy bản 15 g, cốt toái bổ 15 g, đẳng sâm 10 g, Tất cả sắc kỹ trong 1 giờ, rồi lọc lấy nước, hòa với một chút đường đỏ, chia uống vài lần.
  • Rùa một con, làm thịt, hầm nhừ với gừng, hành, muối rồi cho trẻ ăn với lượng thích hợp.

Lưu ý: Phải phân biệt được trẻ bị còi cọc hay là còi xương. Trẻ còi cọc là trẻ thiếu cân nặng và chiều cao so với trẻ bình thường. Trẻ còi cọc có thể bị còi xương hoặc không. Còn trẻ bị còi xương là trường hợp trẻ thiếu lượng canxi và phospho, trẻ bụ bẫm cũng có thể bị còi xương.

Theo eupharma.vn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *