Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể. Bất cứ tổn thương nào trong gan cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mọi người. Tình trạng men gan cao ngày càng phổ biến ở nước ta. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng men gan cao. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Bia rượu là một trong các nguyên nhân gây men gan tăng cao
Người bình thường chỉ số AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 – 50 ≤ U/l và nữ: 7 – 32 ≤ U/l. Trong trường hợp men gan tăng nếu tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 – 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng.
Nguyên nhân gây men gan cao
Viêm gan cấp: là nguyên nhân đứng đầu, do bất kể lý do người bệnh mắc viêm gan ó thể do virut viêm gan A, B, C, E, D đều làm men gan tăng đặc biệt cao, gấp 7-8 lần trở lên. Trong viêm gan cấp tính do siêu vi, có khi men gan tăng gấp từ 10 – 20 lần. Tổn thương do virut là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virut khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (làm tan vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.
Viêm gan mãn tính ở giai đoạn hoạt động: Ở thể hoạt động các virus tấn công lá gan chúng phá hủy tế bào gan làm lượng men gan giải phóng ra nhiều dẫn đến tình trạng men gan tăng cao. Viêm gan mãn tính dẫn đến xơ gan, chất độc, ung thư gan cũng làm men gan tăng mạnh.
Rượu bia: Sử dụng quá nhiều rượu bia đặc biệt là rượu gây ảnh hưởng lớn đến gan, gan phải xử lý và làm việc vất vả ở lượng bia rượu nạp vào người. Bia rượu làm chỉ số AST thường tăng 2 – 10 lần, ALT chỉ ở mức bình thường, tăng nhẹ, thấp có thể do ở người nghiện rượu thiếu pyrydoxal 5-phosphate là yếu tố cần cho sự tổng hợp ALT.
Viêm tắc đường mật: Tất cả các bệnh lý như viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp…; các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu… dầu có thể gây ra men gan tăng cao. Các nguyên nhân này thường làm cho đường dẫn mật phù nề hoặc tắc nghẽn dịch mật khó lưu thông tác động đến tế bào gan và vì vậy làm cho men gan gia tăng.
Ngoài ra men gan cao còn do sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau: aspirin, acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Naprosyn, Naprelan, Anaprox, Aleve), diclofenac (Voltaren, Cataflam…), phenylbutazone (Butazolidine).
- Thuốc điều trị động kinh: phenytoin (Dilantin), valproic acid (Depakote, Deparkin,…), carbamazepine (Tegretol), phenobarbital.
- Kháng sinh: tetracyclin, sulfonamid, isoniazid (INH) (Nydrazid, Laniazid), sulfamethoxazole (Gantanol), Trimethoprim (Trimpex; Proloprim, Primsol), Nitrofurantoin (Macrodantin; Furadantin; Macrobid), fluconazole (Diflucan).
- Thuốc tim mạch: amiodarone (Cordarone), hydralazine, quinidine (Quinaglute, Quinidex)…
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc giảm mỡ máu
Việc sử dụng các nhóm thuốc trên cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc dẫn đến tình trạng men gan tăng cao.
Khi phát hiện thấy men gan cao
Khi phát hiện mắc men gan cao cần được khám chuyên khoa về gan để biết nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng men gan cao do đâu? Ngoài ra cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Kiêng ăn các loại dầu mỡ làm từ động vatah, các món ăn chiên xào cần được hạn chế. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Nên bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó người bệnh nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị như Acumino.
Acumino hỗ trợ điều trị men gan cao
Acumino với thành phần được làm từ các loại cao đặc biệt là cao Cardus marius và Diệp hạ châu có tác dụng rất tốt trong trường hợp gan bị tổn thương. Acumino tăng cường chức năng giải độc gan, bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương gan do rượu bia, hóa chất độc hại gây, hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm gan virus A, B, C, men gan cao, chức năng gan kém, mệt mỏi, chán ăn.
Theo eupharma.vn