Rối loạn ăn uống là một bệnh lý mà người bệnh tự ép bản thân mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà không căn cứ vào nhu cầu tự nhiên nào của cơ thể, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tinh thần. Rối loạn ăn uống thường được phát hiện ở những trẻ em bước vào độ tuổi vị thành niên, đặc biệt là ở các bé gái. Tuy nhiên thời gian gần đây tình trạng này xảy ra ở cả những trẻ nhỏ hơn và đang có dấu hiệu tăng lên.
Trẻ nhỏ cũng bị mắc các chứng rối loạn ăn uống nhưng dường như nó không được chuẩn đoán cho tới khi chúng lớn lên. Việc xác định các rối loạn ăn uống ở trẻ khó khăn hơn vì trẻ khác nhau về trọng lượng cơ thể và sự nuôi dưỡng khác nhau. Nếu một đứa trẻ tụt cân, điều này rất khó là dấu hiệu xác định rằng vấn đề này có gì đó không ổn hay không.
Những biểu hiện tiêu biểu về rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ là gì?
Hầu hết trẻ em bị rối loạn ăn uống có triệu chứng phổ biến cho việc từ chối thức ăn ở trẻ em bao gồm:
- Sợ bị “mập” liên quan đến việc bị những người bạn khác trêu chọc.
- Cơ thể mệt mỏi, sợ mùi vị.
- Nhiều trẻ em có các triệu chứng lo âu.
- Luôn ám ảnh với thức ăn.
- Cân nặng thay đổi thất thường trong một thời gian ngắn.
- Cuồng ăn kiêng dù người không hề mập, có trẻ còn trong trạng thái thiếu cân nhưng vẫn cuồng ăn kiêng.
- Ăn cho có, chỉ ăn một ít thậm chí bỏ bữa không ăn.
Những chẩn đoán rối loạn ăn uống nào thường thấy ở trẻ nhỏ ?
– Rối loạn thu nạp thực phẩm hạn chế/ tránh né: Trẻ từ chối hoặc ăn rất ít một loại thực phẩm nào đó, hấp thụ rất ít thức ăn. Những trẻ mắc chứng rối loạn thu nạp thực phẩm thường từ chối 1 loại thức ăn nào đó hoặc nhiều loại thức ăn, dẫn tới cơ thể không cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển, nhẹ cân, sức khoẻ suy giảm.
– Chứng chán ăn tâm thần (biếng ăn/ chán ăn tâm lý): Trọng lượng cơ thể thấp đáng kể, sợ hãi dữ dội về tăng cân, hình ảnh cơ thể méo mó và hành vi dai dẳng cản trở việc tăng cân. Trẻ sẽ hướng tới có những hành vi, biện pháp cực đoan để kiểm soát cân nặng và hình dáng cơ thể. Trẻ thường cắt giảm khẩu phần ăn, thậm chí cố gắng nôn ra những gì đã ăn hoặc lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng, giảm cân.
Rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ được điều trị như thế nào?
- Các can thiệp tập trung từ gia đình có hiệu quả nhất ở trẻ nhỏ: Cha mẹ phụ trách các quyết định dinh dưỡng, hỗ trợ bữa ăn, giám sát và quản lý các hành vi của trẻ.
- Nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia: Rối loạn ăn uống nghiêm trọng hoặc bất ổn về y tế có thể yêu cầu mức độ chăm sóc cao hơn. Tham vấn với chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể hữu ích nếu cha mẹ không chắc chắn về cách giúp con điều trị chứng rồi loạn ăn uống.
- Hầu hết những trẻ bị rối loạn ăn uống cần được cung cấp ít nhất 3000 calo mỗi ngày để tăng cân, đồng thời hạn chế hoạt động cho đến khi đạt được trọng lượng cơ thể đã đặt ra. Cân nặng nên được theo dõi chặt chẽ cho đến khi phục hồi đến một trọng lượng thích hợp.
Biến chứng y học của rối loạn ăn uống ở trẻ em là gì?
Hầu hết các biến chứng y tế đều được giải quyết với sự ổn định lượng thức ăn vào và phục hồi cân nặng. Tuy nhiên nhiều trường hợp rối loạn ăn uống nặng dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Suy dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển có thể làm chậm tăng trưởng và tuổi dậy thì, làm giảm mật độ xương và gây ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng của não. Suy dinh dưỡng dai dẳng có thể dẫn đến mất khả năng tăng trưởng và loãng xương ngoài các biến chứng y tế khác.
Trẻ em có rối loạn ăn uống bao giờ phục hồi?
Hầu hết trẻ nhỏ được điều trị rối loạn ăn uống ngay sau khi khởi phát và chẩn đoán có tiên lượng tốt. Nhiều bệnh nhân phục hồi cân nặng, chế độ ăn uống bình thường và có thể trở lại hoạt động bình thường hàng ngày. Sự tham gia của cha mẹ liên tục trong lập kế hoạch và hỗ trợ bữa ăn cũng như quản lý hành vi là cần thiết để phục hồi lâu dài.
>>Xem thêm:
“Biếng ăn tâm lý ở trẻ và cách điều trị.”
“6 mẹo hay trị biếng ăn cho bé mẹ nên nhớ.”