Tìm hiểu tổng quan về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam với khoảng 25% dân số mắc bệnh. Đây là bệnh do một loại siêu virus hướng gan gây ra có tên khoa học là Hepatitus B Virus (HBV) gây ra. Viêm gan B lây lan qua đường máu, tình dục và mẹ sang con. Viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sơ gan và ung thư gan.

hbv_3d_high
Hình ảnh cấu trúc của siêu virus viêm gan B

Bệnh viêm gan B là gì?

Bệnh viêm gan B là do virus HBV gây ra. HBV là một virus hướng gan và là loại virus duy nhất có cấu trức ADN. Hạt virus hoàn chỉnh có cấu trúc hình cầu gồm 3 lớp đó là lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), vỏ capsid là một nucleocapsid được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HBcAg) và lớp trong cùng có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN polymerase, protein kinase v.v..

Khả năng lây nhiễm của HBV rất cao uốc tính cao gấp 100 lần so với HIV.  Trên thế giới có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus HBV trong đó có khoảng 350 triệu người mắc viêm gan B mãn tính. Viêm gan B phổ biến ở các nước khu vực Châu Phi, Châu Á và Đông Nam Á trong đó Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao.

Virus HBV sống trong tế bào gan và làm tế bào gan bị tổn thương, bị sưng lên. Khi gan sưng tổn thương các hoạt dộng và chức năng của gan sẽ kém đi và giảm dần theo sự tiến triển hoạt động của virus, dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Diễn biến của bệnh viêm gan B

viem-gan-b1
Sở đồ diễn biến của bệnh viêm gan B

Viêm gan B chia làm 2 loại là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.

Viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp thường có thời gian ủ bệnh từ 60 – 90 ngày  với việc có thể xuất hiện các triệu chứng ban đầu giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát, người bệnh có thể có hoặc không với các triệu chứng nặng hơn như vàng da vàng mắt rõ hoặc biểu hiện nặng nguy hiểm nhất là thể tối cấp. Đặc biệt người nhiễm viêm gan B cấp tính thường có men gan cao hơn rất nhiều so với người bình thường.

Giai đoạn toàn phát thường kéo dài từ 1 đến 2 tháng có khi nhiều hơn sau đó các triệu chứng và biểu hiện giảm dần, bệnh tình chuyển biến sang giai đoạn hồi phục. Các trường hợp viêm gan B cấp tính thường kèo dài khoảng 6 tháng sau đó người bệnh khỏi hoàn toàn. Với những trường hợp diễn biến kéo dài trên 6 tháng và các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm không trở về bình thường thì người bệnh đó sẽ được chẩn đoán là viêm gan mãn tính.

Viêm gan B mãn tính

Bệnh viêm gan B mãn tính  là bệnh trạng của người bị nhiễm siêu vi viêm gan B trong 6 tháng hoặc lâu hơn. 90% trường hợp nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành mãn tính.

Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mãn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.

Người mắc viêm gan B mãn tính khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy, các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.

Con đường lây lan của viêm gan B

download
Viêm gan B lây nhiễm từ mẹ sang con

Viêm gan B cũng giống như HIV lây nhiễm qua 3 con đường chủ yếu là máu, mẹ sang con, tình dục.

  • Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus: người bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý…
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
  • Lây truyền qua đường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.

Cách chuẩn đoán viêm gan B

 Xét nghiệm máu

  • Bệnh viêm gan B chỉ có một phương pháp chuẩn đoán chính xác có nhiễm HBV không là qua xét nghiệm máu, có thể do vô tình đi hiến máu hoặc đi khám sức khỏe định kỳ mà biệt. Xét nghiệm HBsAg dương tính có thể do:
  • Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển: Siêu vi đang nhân đôi, đang tăng sinh, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan.
  • Nhiễm trùng đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã tiếp xúc với SVVG B trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và thải trừ hoàn toàn siêu vi B.
  • Người lành mang mầm bệnh: Ðó là những trường hợp không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể. Họ mang siêu vi B trong người và có thể truyền sang người khác, mặc dù bản thân họ không có biểu hiện bệnh.

Khám chuyên khoa Gan

Nếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, người bệnh nên đến các phòng khám chuyên khoa gan để khám và phân tích kỹ hơn. Lúc này, cần xác định liệu có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không. Nếu có, cần làm thêm các xét nghiệm:

  •  Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
  • Siêu âm gan: Phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
  • Nên làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan, đồng thời tìm HBV DNA trong máu.

Phòng ngừa viêm gan B

Tiêm chủng vaccin: Sau khi tiêm vaccin, để đánh giá được hiệu quả bảo vệ của chúng cần làm xét nghiệm anti-HBsAg để phát hiện kháng thể chống virus đã được hình thành. Khi người bệnh xét nghiệm HbsAg(+) thì không được tiêm vaccin nữa. Hiện Việt Nam đã có vaccin viêm gan thế hệ III mới nhất Sci-B-Vac có độ an toàn và tính hiệu quả cao hơn trước rất nhiều.

Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.

Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.

Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.

Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.

Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay sau 48h đầu tiên, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.

Theo eupharma.vn

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *