Bé bị viêm mũi mẹ cần làm gì?

Chào bác sĩ! Tôi là Mai Khánh Ly năm nay 28 tuổi, sống tại Hà Nội. Hiện giờ thời tiết đang chuyển lạnh và mấy ngày này con gái tôi 2 tuổi lại bị hắt hơi sổ mũi liên tục, bỏ ăn  làm mẹ tôi hết sức  lo lắng cho cháu đi khám thì được biết cháu bị viêm mũi. Tôi có cho cháu uống thuốc rồi nhưng tình trạng sổ mũi vẫn tiếp diễn vậy bác sĩ cho tôi hỏi có cách nào để cháu nhà tôi hết viêm mũi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

bé bị viêm mũi
Bé bị viêm mũi là mẹ tôi hết sức lo lắng

Trả lời:

Chào chị Khánh Ly!

Bé bị viêm mũi không phải là điều hiếm gặp, đây là bệnh phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 7 tuổi. Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, sở dĩ đối tượng hay mắc phải là trẻ nhỏ bởi vì trẻ với sức đề kháng và hệ miễn dịch còn kém chưa hoàn thiện được như ở trẻ lớn và người trưởng thành nên rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công trong đó thời tiết là một trong các nguyên nhân. Khi thời tiết trong điều kiện giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ khiến trẻ rất dễ bị viêm mũi.

Bệnh viêm mũi nếu không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ rất dễ tái phát khi gặp điều khiện thuận lợi, nếu bị tái phát nhiều lần bé có thể gặp các biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Trong trường hợp bé nhà chị đã được đi khám và bác sĩ có cho sử dụng thuốc nhưng tình trạng sổ mũi lại vẫn tiếp diễn là do chị chưa biết cách xử lý mũi đúng cách.

Xử lý mũi bị viêm đúng cách cho bé:

  • Cho bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.
  • Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mỗi mũi. Nhỏ từ 3-4 giọt.
  • Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đờm nhớt trong hốc mũi.
  • Làm sạch hốc mũi: Do bé nhà chị mới 2 tuổi không xì mũi được chị nên dùng bóng hú,t hút đàm nhớt trong hốc mũi của bé. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.
  • Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
  • Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của sổ mũi. Cũng có thể thực hiện việc hút mũi nhiều lần trong ngày khi tình trạng bé tiết nước mũi nhiều. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi đặc biệt là sử dụng các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa qua ý kiến bác sĩ.
  • Tuyệt đối chị không được lấy tay bóp mũi bé rất dễ khiến bé bị viêm mạc mũi, không được dùng miệng hút dịch mũi vì rất dễ lây virus, vi khuẩn có hại từ miệng mình vào cho bé.

Ngoài ra chế độ chăm sóc ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh tình của bé. Để giúp bé nhanh chóng bình phục chị nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bé. Cần đảm bảo cho bé đủ chất dinh dưỡng và vì bị viêm mũi nên bé lười ăn nên chị nên chia nhỏ các bữa ăn và cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất khi bé bị ốm để cơ thể có đủ nước.

Đặc biệt là thời tiết đang chuyển lạnh như hiện nay chị nên giữ ấm cho bé các bộ phần nhạy cảm như ngực, cổ , tay chân. Tránh cho bé tiếp xúc ở chỗ đông người vì viêm mũi là bệnh đường hô hấp rất dễ lây lan cho người khác.

Chúc bé nhà chị mau chóng khỏe mạnh.

Theo eupharma.vn

Ý kiến của bạn