Bệnh ho ở trẻ em mẹ nên biết

Khi thấy con bị ho các bà mẹ thường rất đau đầu và lo lắng cho trẻ. Các bà mẹ thường nghĩ con bị ho là trẻ đang mắc bệnh nguy hiểm, thương con các bà mẹ cố gắng mua thuốc cho trẻ uống, tích cực điều trị thái quá mà chưa tìm hiểu ra về triệu chứng bệnh này. Ho có thể là triệu chứng của bệnh lý tuy nhiên lại không phải tất cả các trường hợp. Trên thực tế ho còn có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Bệnh ho ở trẻ em
Trẻ bị ho khiến các mẹ rất đau đầu và lo lắng

Nguyên nhân bệnh ho ở trẻ em

  • Trẻ rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là thời điểm giao mùa và mùa lạnh. Các bệnh này đều có chung đặc điểm như ho có đờm, ho sâu, tiếng ho khan và kèm sổ mũi. Vì vậy ho là có thể triệu chứng đi kèm của các bệnh khác.
  • Ho do trẻ nhiễm các loại virut vi khuẩn tấn công hệ hô hấp.
  • Do trẻ đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều.
  • Trẻ bị ho do khi ngủ, nghỉ, con nằm trong tư thế ngang, do “trào ngược” dạ dày, thực quản. Thông thường trẻ bị ho khi ngủ thường sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ.
  • Do trẻ mắc các bệnh hô hấp như bị hen suyễn, ho do trẻ vị viêm phổi, viêm phế quản .
  • Do các dị vật vướng và cổ họng khiến trẻ ho để đẩy các dị vật đó ra.

Các loại ho thường gặp

Trẻ ho sù sụ ho từng cơn: Ho dạng này thường xảy ra khi trẻ dị ứng với thời tiết, thay đổi nhiệt độ về đêm hay nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus . Khi đường thở của trẻ bị nhiễm trùng, nó sẽ bị sưng gần hoặc bên dưới dây thanh âm làm cho việc thở khó khăn. Ho kiểu này có thể đến đột ngột và vào giữa đêm, khi trẻ đang ngủ. Thường bệnh đi kèm với chứng thở khò khè, thở lớn, khàn khàn khi trẻ hít thở.

Tình trạng ho khúc khắc: Hay còn gọi là bệnh ho lâu ngày ở trẻ, là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do một loại vi khuẩn được gọi là bordetella gây ra. Bệnh này có đặc trưng ho nhiều và kết thúc cơn ho bằng một âm thanh “khúc khắc” khi trẻ hít thở. Các triệu chứng khác của bệnh còn có chảy nước mũi, hắt hơi, ho vừa phải và sốt nhẹ. Bệnh ho này rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc với chất dịch của người bệnh khi ho hay hắt hơi.

Ho khò khè:  Kiểu bệnh ho này thường do trẻ mắc các dị vật thể lạ hay chay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra. Đây là dạng ho để trẻ đẩy chất nhầy chứa các vi khuẩn và dị vật ra khỏi cơ thế

Trẻ bị ho về đêm: Thường là do nguyên nhân tư thế nằm của trẻ khi cho trẻ ăn no đã ngủ, mũi và các ống xoang dẫn xuống miệng trẻ bị tắc nghẽn, gây sưng tấy khiến trẻ bị ho và làm rối loạn giấc ngủ của trẻ. Hen suyễn cũng có thể gây ho ban đêm do đường thở có khuynh hướng dễ bị ảnh hưởng và dễ cảm ứng hơn vào ban đêm.

Ho kèm sốt: Nếu trẻ bị ho kèm theo sốt nhẹ thì có lẽ là do trẻ bị cảm lạnh vì vậy cần giữ ấm cho trẻ.  Nhưng nếu trẻ bị ho kèm sốt cao 390C hay cao hơn, có thể trẻ đã bị viêm phổi, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng như ho tím tái mặt, khó thở, không thở được thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. 

Ho dai dẳng: Trường hợp trẻ bị ho dai dẳng là do trẻ mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng hay viêm xoang mãn tính. Nếu tình trạng ho của trẻ kéo dài lâu ngày thì nên đưa trẻ đi khám.

Cách phòng tránh

Để phòng tránh tất cả các bệnh cũng như bệnh ho cho trẻ thì môi trường sống là yếu tố đứng đầu. Hãy đảm bảo cho trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ thoáng mát, không bụi bẩn và khói thuốc. Giũ vệ sinh thân thể cho trẻ, tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra cần tiêm đầy đủ các loại vắcxin như bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, sởi… cho trẻ.

Chế độ ăn uống của trẻ cần được thực hiện một cách khoa học. Đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ là đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Thực hiện cho trẻ ăn chín uống sôi.

Giữ ấm thân thể nhất là vào thời gian chuyển màu và màu lạnh đặc biệt là các vị trí quan trọng như cổ họng, ngực, tay chân.

Điều trị bệnh ho tại nhà cho trẻ

  • Đảm bảo đảm các chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú, không nên ngừng.
  • Chú ý vệ sinh mũi họng cho trẻ, phát hiện dấu hiệu trẻ khó thở như có nhịp thở nhanh, có triệu chứng rút lõm lồng ngực, có tiếng thở rít và tiếng thở khò khè thì cần cho trẻ đi khám.
  • Dùng máy tạo độ ẩm cho phòng của bé. Hoặc có thể đun một ấm nước sôi trong phòng ngủ của bé vài phút. Nhớ mở nắp ấm. Tránh cho bé lại gần ấm nước. Không đun nước khi không có người lớn canh chừng. Hơi nước khiến không khí không bị khô, giúp bé dễ thở, thông đờm dãi.
  • Điệu trị cho trẻ  bằng tự nhiên như chanh và mật ong.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột vì nó khiến cơn ho nặng hơn.

Chú ý: Không nên ức chế cơn ho của trẻ hay tự ý mua các loại thuốc ho và kháng sinh cho trẻ vì rất dễ gây ra tình trạng làm suy hệ hô hấp của trẻ. Bất cứ loại thuốc nào nếu muốn dùng cho trẻ cũng nên cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Trong các trường họp nếu thấy trẻ ho kèm theo các dấu hiệu bệnh nặng thì cần cho trẻ đi khám và điều trị tránh các biến chứng xảy ra.

Theo eupharma.vn

 

Ý kiến của bạn