Cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ khi được sinh ra sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non nớt rất yếu vì khi trong bụng mẹ trẻ được nằm trong môi trường vô khuẩn, khi sinh ra trẻ mới bắt đầu tiếp xúc với môi trường sống bên ngoài chứa rất nhiều vi khuẩn và tác nhân gây hại cho sức khỏe. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ là việc cần thiết và quan trọng để giúp trẻ phòng tránh các bệnh tật. Dưới đây là các cách giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

1. Sữa mẹ

1. Sữa mẹ 1
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng

Sữa mẹ luôn được coi là phương thuốc hiệu quả nhất cho con, đặc biệt là những giọt sữa đầu tiên sau khi sinh. Trong sữa mẹ chưa nhiều kháng thể như IgA, IgG, IgM, IgD và bạch cầu nên trẻ được bú những giọt sữa đầu tiên sẽ tránh được dị ứng và một số bệnh nhiễm khuẩn. Các bạch cầu tiết ra IgA, lactoferin, lisozym và interferon, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn đường ruột.

Trong sữa mẹ chứa hoàn toàn đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, vitamin và các chất vi lượng để cung cấp cho trẻ vì vậy cần cho trẻ bú ít nhất là 6 tháng đầu tiên hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cho con.

2. Uống đủ nước

2. Uống đủ nước 1
Uống đủ nước sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ phát triển và làm việc hiệu quả

Việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể trẻ rửa sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Nước chiếm tới 70% cơ thể con người. Do đó, hãy tập cho trẻ thói quen uống nước mỗi ngày. Thông thường, trẻ từ 0-6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung thêm nước; trẻ từ 6 tháng-1 tuổi thì nhu cầu của trẻ lúc này là khoảng 200 – 300ml/ngày. Trẻ trên 1 tuổi, lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé…

3. Tiêm phòng

3. Tiêm phòng 1
Tiêm phòng là cách tốt nhất bảo vệ trẻ toàn diện với các bệnh

Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh vừa có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tiêm phòng là việc cần thiết trong cuộc đời mỗi con người. Thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng giúp trẻ tránh khỏi các bệnh lây nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu, viêm gan, viêm não nhật bản… Với trẻ nhỏ có khoảng 12 mũi tiên vacxin cần thực hiện trong đó có Vacxin ngừa viêm gan B; Vacxin DTaP; Vacxin MMR; Vacxin ngăn ngừa thủy đậu…

4. Rèn thói quen tốt

4. Rèn thói quen tốt 1
Giấc ngủ tốt đảm bảo cho bé phát triển toàn diện

Ngủ tốt: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và sức khỏe của trẻ. Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn, do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên – vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Bởi vậy, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ sớm hình thành thói quen ngủ đủ giấc và năng vận động. Thông thường, khoảng thời gian ngủ chuẩn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ: trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ ngày, trẻ ở tuổi tập đi thì 12-13 tiếng…

Vệ sinh tốt: Tạo cho bé thói quen giữ vệ sinh tốt như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trẻ nhỏ sẽ làm theo kiểu tư duy bắt trước vì vậy cha mẹ cần làm gương cho trẻ, giũ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi trẻ chơi đồ chơi xong cần tạo thói quen cho trẻ để đồ chơi gọn gàng, giũ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Vừa tạo được thói quen tốt cho con vừa giúp con bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây bệnh.

5. Cho trẻ tiếp xức với môi trường

5. Cho trẻ tiếp xức với môi trường 1
Tiếp xúc với môi trường ngoài giúp trẻ tăng sức đề kháng và miễn dịch tự nhiên

Một số cha mẹ quan niệm rất sai lầm rằng muốn giữ con bảo vệ con nên tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Thực tế khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, trẻ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại trong môi trường. Đặc biệt là buổi sáng ảnh nắng mặt trời trước 9h sáng lại là nguồn năng lượng dồi dào vitamin D cho trẻ vì vậy hãy cho trẻ phơi nắng vừa tiếp xúc được môi trường bên ngoài vừa giúp trẻ tiếp thu được vitamin D. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.

6. Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh

Kháng sinh là loại thuốc chống lại tác động của vi khuẩn, nhưng không thể bảo vệ trẻ khỏi virus gây bệnh. Hơn thế nữa, việc tự ý dùng kháng sinh hoặc dùng kháng sinh tùy tiện có thể “tiêu diệt” hoặc phá vỡ sự cân bằng vi sinh vật trong đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.

Vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ chiếm khoảng 70% trong hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy bảo vệ hệ tiêu hóa đồng nghĩa với việc tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ ăn khỏe mạnh và lớn nhanh.

Theo eupharma.vn

 

Ý kiến của bạn